VIỆT NAM ENGLISH
1:27 PM Chủ nhật, 22 - 12 - 2024
 
TRANG CHỦ
GIỚI THIỆUTIN TỨCDỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ ĐỒI YÊN NGỰATRẠM DỪNG NGHỈ HẢI ĐĂNGTUYỂN DỤNGTHƯ VIỆN ẢNHLIÊN HỆ
HAIDANGJSC.COM.VN
Thông điệp
Nền tảng Hải Đăng
Định hướng phát triển
Chính sách chất lượng
Thành tựu
Sơ đồ tổ chức
Các dự án điển hình
Lĩnh vực hoạt động
Văn hóa doanh nghiệp
Tài liệu văn bản
 
TÌM KIẾM VÀ LIÊN KẾT
 
TÀI LIỆU VĂN BẢN
  - ĐG cước vận tải hàng hóa bằng ô tô t.Thái Nguyên
  - Thông tư 86/2011/TT-BTC
  - QĐ 567/TTg/2010 (PD PT VL xây không đến 2020)
  - Quyết định 957/QĐ-BXD/2009
  - Nghị định 48/2010/NĐ-CP
  - NĐ 49/2008/NĐ-CP (Sửa, BS 1 số điều NĐ 209/2004
  - NĐ 83/2009/NĐ-CP (Sửa, BS 1 số điều NĐ 12/2009)
  - Nghị định 12/2009/NĐ-CP
  - Nghị định 112/2009/NĐ-CP
  - Nghị định 85/2009/NĐ-CP
  - Nghị định 209/2004/NĐ-CP
  - Giá đất tỉnh Thái Nguyên 2011
  - Luật xây dựng
  - Kế sách làm giàu
  - Luật đấu thầu
  - Thông tư Số: 06 /2010/TT-BXD
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT
  Giá vàng  
  Tỷ giá  
  Thời tiết  
  Chứng khoán  
 
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Lượt truy cập: 479247
Đang trực tuyến: 4
 
ĐỐI TÁC - QUẢNG CÁO
 
 
Tin tức
 
Khi “vạ miệng” đi kèm mất ghế

Hôm qua (22/11), ông Minoru Yanagida đã thông báo quyết định từ chức, chỉ sau hai tháng đảm nhận công việc này. Nguyên nhân chính là ông đã làm quốc hội Nhật Bản, đặc biệt là phe đối lập nổi giận vì câu nói hớ của mình. Trong một cuộc tiếp xúc với cử tri ở Hiroshima hai tuần trước, ông nói: "Trở thành bộ trưởng tư pháp rất dễ dàng vì tôi chỉ phải nhớ hai cụm từ, mà tôi có thể sử dụng bất cứ khi nào để trả lời câu hỏi của quốc hội”.

Ông Yanagida nhấn mạnh rằng, đứng trước câu hỏi đặt ra, ông chỉ cần trả lời: “Tôi không bình luận vào vấn đề cụ thể”“Chúng tôi đang giải quyết vấn đề trên cơ sở luật pháp và bằng chứng”.
Katsuya Okada, tổng thư ký đảng Dân chủ cầm quyền của Nhật Bản cho rằng, lời nói của ông Yanagida là “không phù hợp” và ông khó “thoát khỏi” những câu nói này.

 
Bộ trưởng Tư pháp Nhật Minoru Yanagida xin lỗi và thông báo quyết định từ chức (Ảnh Telegraph) 
Yoshito Sengoku, Tổng thư ký Nội các Nhật, người sẽ tạm thời đảm nhận vị trí của Yanagida cho tới khi có một bộ trưởng tư pháp mới được bổ nhiệm, cho rằng, việc từ chức “là rất đáng tiếc nhưng không thể tránh khỏi”.

Điểm tài liệu ghi chép từ các phiên họp quốc hội cho thấy, ông Yanagida, người mới trở thành bộ trưởng tư pháp trong cuộc cải tổ nội các hồi tháng 9, đã sử dụng câu trả lời mà ông “phải nhớ” không ít hơn 33 lần. Và, mặc dù tuyên bố công việc của mình là dễ dàng, nhưng ông Yanagida nhiều lần đã phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng, trong đó có cáo buộc các công tố viên phá hủy bằng chứng nghiêm trọng.

Cơ quan của ông cũng bị chỉ trích về việc thả thuyền trưởng tàu cá người Trung Quốc mà không buộc tội gì trong vụ va chạm với tàu tuần tra Nhật Bản ở gần quần đảo tranh chấp Trung - Nhật gọi là quần đảo Senkaku (tiếng Nhật) hay Điếu Ngư (tiếng Trung Quốc). Ngày 24/9, các công tố viên Nhật ra quyết định thả thuyền trưởng tàu cá với tuyên bố: "Ảnh hưởng của người dân trong nước và tương lai quan hệ Nhật - Trung được cân nhắc”.

Quan chức chính phủ Nhật đã phủ nhận gây ảnh hưởng chính trị đến quyết định của công tố viên. Nhưng báo chí địa phương khẳng định điều ngược lại. Tờ Mainichi Shimbun bình luận, thật kỳ lạ khi công tố viên đề cập tới “xem xét ngoại giao” với quyết định thả thuyền trưởng Trung Quốc và điều này đi ngược với quan điểm của chính phủ là, vấn đề cần được giải quyết theo khuôn khổ luật pháp.

Ông Yanagida thông báo việc từ chức chỉ vài giờ khi ông nói với các phóng viên rằng, ông có ý định ở lại ghế bộ trưởng và “chân thành chịu trách nhiệm trước quốc hội”. Tuy nhiên, áp lực trở nên quá lớn. Đảng Dân chủ Tự do đối lập Nhật Bản (LDP) đe dọa ngăn chặn cuộc thương lượng về gói kích thích kinh tế khẩn cấp trị giá 61 tỉ USD trừ phi ông Yanagida từ chức.

Một số phương tiện truyền thông cũng yêu cầu ông Yanagida từ chức hoặc bị sa thải. Báo Asahi cho rằng, bình luận của ông Yanagida thể hiện “tình trạng tồi tệ” của nền chính trị Nhật Bản. “Lời nói gây tranh cãi của ông tương đương với sự thú nhận rằng, ông phải viện vào những cụm từ ấy vì ông bất ngờ được bổ nhiệm vào nội các, và không có khả năng đưa ra câu trả lời thích hợp trước quốc hội”, tờ báo viết.

Ngày hôm qua, vị bộ trưởng mới có hai tháng tại vị đã nói: "Cho rằng nhận xét bất cẩn của tôi ở Hiroshima đã trở thành một trở ngại, tôi đã đệ đơn từ chức lên thủ tướng”.

Ông Yanagida không phải là bộ trưởng duy nhất của Nhật Bản gặp những rắc rối vì trót sảy miệng. Mới chỉ tuần trước, ông Sengoku đã phải xin lỗi trước quốc hội vì đã mô tả lực lượng phòng vệ Nhật Bản như “một cỗ máy bạo lực”.

Trên thực tế, danh sách “những câu nói hớ” của các thành viên nội các Nhật khá dài. Bản thân đảng Dân chủ cầm quyền hiện nay của nước này đã từng không bỏ phí thời gian gây sức ép, yêu cầu từ chức đối với một số thành viên nội các thời kỳ LDP cầm quyền.

Nhiều phút lỡ miệng không buộc một số thành viên LDP phải rời bỏ quyền lực, nhưng đã khiến đảng này gặp nhiều bất lợi trong cuộc bầu cử năm 2009, và cuối cùng dẫn tới kết quả là sự chuyển giao vị trí cầm quyền từ đảng này (trong gần nửa thế kỷ) sang một đảng khác.

Hakuo Yanagisawa, vị bộ trưởng Y tế dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe đã khiến công chúng nổi giận khi ông mô tả phụ nữ là “những cỗ máy sinh con” vào tháng 1/2007. Một tháng sau, liên minh các nghị sĩ đối lập do đảng Dân chủ dẫn đầu đã đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm chống lại ông Yanagisawa, nhưng vị bộ trưởng này đã cố gắng giữ lại ghế của mình.

Ông Yanagisawa, 71 tuổi, đã có buổi nói chuyện với các nghị sĩ địa phương về thực trạng tỉ lệ sinh ở Nhật Bản và bày tỏ quan ngại trước ảnh hưởng của vấn đề này với tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng đội chi phí lương hưu. "Vì số lượng cỗ máy sinh nở và các thiết bị đã dậm chân tại chỗ, tất cả chúng ta có thể kêu gọi họ làm tốt nhất có thể, mặc dù có thể không thích hợp gì khi gọi họ là cỗ máy", hãng Kyodo trích lời ông Yanagisawa như vậy.

Tháng 7/2007, Bộ trưởng Quốc phòng Fumio Kyuma đã sảy miệng khi nói về chiến tranh. Ngày 3/7, ông phải tuyên bố từ chức vì những tranh cãi quanh câu nói hớ của ông. Ở bài diễn văn tại đại học Reitaki ở Kashiwa, ông Kyuma phát biểu: "Giờ đây tôi hiểu rằng việc thả bom là để kết thúc chiến tranh và đó là việc không thể tránh khỏi”.

Bình luận của Bộ trưởng quốc phòng Kyuma đã vấp phải sự chỉ trích từ hội các nạn nhân của vụ thả bom nguyên tử và nhiều quan chức tại Nhật Bản, trong đó có Thủ tướng Shinzo Abe. Ngày 1/7, ông Kyuma đã phải chính thức lên tiếng xin lỗi về những bình luận của mình đồng thời hứa sẽ tránh nhận xét như vậy trong tương lai.

Chỉ bốn ngày sau khi nhậm chức, ngày 28/9/2008, Bộ trưởng Giao thông Nhật Bản Nariaki Nakayama đã đệ đơn từ chức lên Thủ tướng Taro Aso do có những phát biểu gây tranh cãi. Ông Nakayama bị chỉ trích mạnh mẽ sau khi gọi liên đoàn nhà giáo lớn nhất nước là “căn bệnh ung thư” trong hệ thống giáo dục Nhật Bản. Một tuần trước đó, ông cũng khiến tộc người Ainu tức giận khi miêu tả Nhật Bản là đất nước đồng nhất về mặt dân tộc.

Chính vị cựu Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso cũng có “tật” hay lỡ lời trong phát biểu công khai, mặc dầu các cố vấn đã nhiều lần nhắc nhở ông cần hết sức tránh để giữ uy tín với dân chúng. Tháng 11/2008, ông từng nói rằng: "Đi họp lớp ở tuổi 67, 68, tôi thấy rất nhiều người già cả phải tới bác sĩ. Chi phí y tế của tôi thấp hơn rất nhiều vì tôi đi bộ và vận động. Tại sao tôi phải trả tiền cho những người chỉ biết ăn uống và không nỗ lực”. Sau đó, ông Aso đã phải chính thức xin lỗi người dân, nhưng vẫn không cứu vãn được tình hình. Lần vạ miệng này khiến tỉ lệ ủng hộ của ông tụt 30% chỉ hai tháng sau khi nhậm chức.

Tetsushi Sakamoto, cựu thứ trưởng Nội vụ vào tháng 1/2009 đã phải xin lỗi vì lỡ lời gọi những người vô gia cư là lười biếng. Thời điểm này, rất nhiều người bị mất việc vì suy thoái, hàng trăm người vô gia cư đã tập trung tại một công viên ở Tokyo để nhận lều bạt và các bữa ăn miễn phí dịp năm mới. May cho ông là không bị sa thải.

  • Thái An (WSJ, Telegraph, AP, Reuters, Japantimes)

CÁC TIN KHÁC
Nhà ở xã hội không bị khống chế số tầng
Thủ tướng quyết định tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin
10 đặc điểm của doanh nhân thành đạt
Quy trình sản suất bê tông nhẹ
Bất động sản sinh thái có thực sự “sinh thái”?
Vinaconex đề xuất tàu điện một ray trên cao ở Hà Nội
Nở rộ phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng
Sạt lở cống, đường nối TP HCM - Bình Dương bị chia cắt
Hội Kiến trúc sư phản bác thiết kế cổng chào Hà Nội
'Tàu điện một ray sẽ phục vụ người thu nhập thấp'
'Hà Nội cần có những tuyến đường dành riêng cho ôtô'
PN&HĐ: Những phát ngôn ấn tượng và... ngụ ngôn "rể khách"
Bắc Kạn: Có vàng trong hang, dân đổ xô đi tìm
Học cách nghĩ của các thiên tài
Tết Nguyên đán
Nói để đời
Người thợ săn và bài học quản lý ( Nguyễn Tất Thịnh)
Đặng Lê Nguyên Vũ lên rừng tuyệt thực 49 ngày ngồi thiềng
Cùng bậc thầy thế giới định nghĩa lại nhân tài
Trạm dừng nghỉ Hải Đăng - Điểm đến nghỉ ngơi và mua sắm các đặc sản vùng miền của du khách
 
     
 
TIN TỨC & SỰ KIỆN
 
 Trạm dừng nghỉ Hải Đăng: Nơi dừng chân lý tưởng
 
 Trạm dừng nghỉ Hải Đăng - Điểm đến nghỉ ngơi và mua sắm các đặc sản vùng miền của du khách
 
 Đặng Lê Nguyên Vũ lên rừng tuyệt thực 49 ngày ngồi thiềng
 
 Người thợ săn và bài học quản lý ( Nguyễn Tất Thịnh)
 
  Hải Đăng chào bán
 
 Công ty cổ phần Hải Đăng
 
VIDEO CLIP
 
 
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
 
 
ĐỐI TÁC - QUẢNG CÁO